khuvuonmolly@gmail.com
/
Địa chỉ :
Số điện thoại liên hệ:

4 giai đoạn của nỗi đau

Author Avatar

Mie

author

Nỗi đau xuất hiện trong tất cả tầng lớp trong xã hội. Đau buồn xảy ra giống như một chu kỳ sinh lý của con người. Nỗi đau có thể chia ra thành 4 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn lại có những đặc thù riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu xem 4 giai đoạn của nỗi đau là gì?

Cơ sở hình thành

Niềm vui hiếm khi cần được giải thích, trong khi nỗi buồn lại luôn khiến người ta day dứt không thôi. Sự trăn trở và hoài nghi khi đối mặt với một thực tại vô vọng khiến con người cảm nhận rõ rệt hơn từng cung bậc của nỗi đau. Trải qua thời gian, ký ức trong não bộ cũng có những sự thay đổi nhất định. Điều này hình thành nên các giai đoạn khác nhau của nỗi đau.

4 giai đoạn của nỗi đau

Mỗi người sẽ có những cách thức riêng để đối mặt với nỗi đau. Những người không trải nghiệm nỗi đau theo chu kỳ dưới đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Không nhất thiết là bạn sẽ đi qua hết cả 4 giai đoạn này theo đúng thứ tự. Có những giai đoạn có thể sẽ lặp lại với nhiều người. Hãy xem 4 giai đoạn này như sự hướng dẫn của cảm xúc trong tâm trí mình. Nó sẽ giúp ta hiểu được hoàn cảnh mình gặp phải và cách thức để vượt qua.

Giai đoạn 1: Chạy trốn nỗi đau

Đây là giai đoạn đầu tiên khi con người bắt đầu tiếp nhận một điều gì đó đáng buồn hoặc thất vọng. Ta thường từ chối chấp nhận những gì đang xảy ra vì nó mang lại nỗi đau quá lớn, quá khó để chấp nhận. Đây được coi là phản ứng tâm lý tự nhiên của con người. Việc chối bỏ sự thật thường được xem là một cách thức để làm giảm thiểu nỗi đau. Thật tiếc, vì cách này hoàn toàn không hiệu quả.

Trong giai đoạn này, con người có xu hướng nghi ngờ về sự thật. Họ chạy trốn sự thật và lục lại những ký ức quá khứ nhằm mong muốn khẳng định những điều xảy ra chỉ là giả. Tuy nhiên chối bỏ không phải là cách thức đúng đắn. Nếu quá phụ thuộc vào nó ta sẽ đắm chìm trong sự giả dối mà không thoát ra được.

Giai đoạn 2: Đối diện nỗi đau

Khóc

Biết rằng cứ chạy trốn không phải cách nên sau cùng con người vẫn phải đối mặt với thực tại. Lúc này, ta sẽ trải qua những trạng thái cảm xúc cực kỳ mãnh liệt và khó chịu. Có quá nhiều thứ phải đối mặt, có quá nhiều cảm xúc tiêu cực dồn nén trong ta. Những giọt nước mắt rơi là điều không thể tránh khỏi. Có thể bạn sẽ giam mình và khóc rất nhiều, rất to. Khóc dường như trở thành biện pháp duy nhất để ta có thể giải tỏa hết mọi thứ. Chúng ta biểu lộ một cách chân thực nhất những cảm xúc sâu thẳm bên trong. Một cách tự do, không sợ bị đánh giá hay khước từ.

Khóc

Suy sụp

Một phương diện khác khi đối diện nỗi đau đó là sự suy sụp. Khi biết rõ phải đối mặt với mất mát nhiều người có xu hướng ngã gục xuống. Tổn thương tâm lý quá sâu sắc khiến họ trở nên mất niềm tin vào mọi thứ. Họ đau khổ, tuyệt vọng như rơi xuống đáy sâu vực thẳm. Họ biểu lộ những đau khổ của mình một cách chân thực và hiện hữu. Đó là cảm giác khó ai có thể vượt qua ngay được, nhất là những người đa sầu đa cảm.

Giai đoạn 3: Mặc cả với nỗi đau

Trong giai đoạn này, con người vẫn chưa thể chấp nhận được hết nỗi đau và chưa nguôi ngoai đi được phần nào. Nhiều người còn tìm kiếm hay mong chờ sự can thiệp của thần thánh hay một thế lực siêu nhiên nào đó. Mục đích là mong muốn có một kết cục khác cho sự mất mát này.

Mặc cả là khi ta giữ niềm hy vọng mong manh rằng mọi việc tồi tệ này xảy ra không phải là thật. Ta cố muốn thay đổi những gì xảy ra trong quá khứ bằng lý lẽ riêng của ta. Ta cho rằng mọi việc vẫn còn khả năng thay đổi được nếu ta cố gắng. Đây cũng là lúc cảm giác tội lỗi và hối hận dần xuất hiện. Con người trở nên hoài nghi về những điều trong quá khứ và suy xét về nguyên nhân vì sao chúng xảy ra.

Giai đoạn 4: Chấp nhận nỗi đau

Trầm lặng

Khi những cảm xúc tiêu cực mãnh liệt đã qua đi để lại những vấn vương và tiếc nuối. Cảm xúc dần dần lắng xuống nhường chỗ cho những khoảng không im lặng. Lúc này, tâm trí ta đã có thể đối diện với hiện tại và đối diện với những gì đã xảy ra. Ta sẽ cảm nhận rõ ràng nỗi đau hơn bao giờ hết. Và ta cũng chấp nhận nỗi đau ấy ở cùng với mình.

Đồng ý với sự thật

Đến lúc nào đó, ta sẽ không còn lăn tăn hay trăn trở về những điều tồi tệ đó có thật hay không. Cũng không cố gắng tìm cách để thay đổi chúng. Ta vẫn có thể cảm thấy đau buồn hay mất mát, nhưng cảm xúc sẽ không còn mãnh liệt như trước. Thay vào đó ta sẽ tiếp tục cuộc sống của mình, dần dần quen với những cảm xúc nặng lòng và coi chúng như một phần của tinh thần.

đồng ý với sự thật

Chu kỳ đau buồn này không nhất thiết phải xảy ra theo một trình tự nào cả. Nó có thể tái diễn hoặc tiếp diễn trước khi tâm lý và cảm xúc được giải quyết tạm ổn ở mức độ nhất định.

Biết ơn

Sau cùng, khi đã nếm trải mọi cảm giác nỗi đau mang lại chúng ta sẽ cảm ơn nỗi đau. Có thể là thất bại đau đớn trong quá khứ đã mang đến một thay đổi nào đó trong tư duy, hệ tư tưởng của bản thân hoặc sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Có thể một chút nuối tiếc vẫn còn đó. Nhưng phải công nhận rằng chúng cũng khiến ta hiểu ra nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Vấp ngã sẽ biết đứng dậy và sửa đổi mình. Những mất mát sẽ làm ta càng thêm trân trọng những gì ta đang có. Con người sau mỗi nỗi đau thường sẽ nhận ra được nhiều điều tốt đẹp hơn. Vì vậy, hãy cảm ơn những đau khổ mà cuộc đời mang lại.

Mỗi nỗi đau là độc nhất đối với từng cá nhân. Trăm hạt mưa không hạt nào rơi nhầm chỗ. Cũng như điều gì nên đến thì đều sẽ đến. Học cách đối mặt và chấp nhận đau thương sẽ giúp con người thoát ra khỏi nỗi đau một cách an toàn và tích cực. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về các giai đoạn của nỗi đau và có phương pháp đúng đắn khi giải quyết nỗi đau ấy.

Đăng ký Healing 1-1

Tâm sự, chia sẻ, và nhận những giải đáp để hỗ trợ bình yên trong tâm hồn, chữa lành những tổn thương và sống cho giây phút hiện tại.

Đăng ký ngay