khuvuonmolly@gmail.com
/
Địa chỉ :
Số điện thoại liên hệ:

6 bước cần làm để kiểm soát cơn giận dữ

Author Avatar

Mie

author

Chúng ta đều có những lúc nóng giận, cáu gắt hay có những cảm xúc tiêu cực. Đó là điều tự nhiên và bình thường trong mỗi người. Nhưng đôi khi ta lại chưa thể kiểm soát được những năng lượng tiêu cực đó. Nó khiến cho ta trở nên khó khăn trong việc phản ứng và xử lý với mọi chuyện xung quanh. Vì thế hãy học cách kiểm soát cơn giận của mình thông qua bài viết sau đây.

Cơn tức giận bắt nguồn từ đâu?

Làm sao để kiểm soát cơn giận

Tức giận có thể được châm ngòi từ nhiều nguyên do khác nhau, có thể từ trạng thái bực bội nhẹ đến cáu giận mất kiểm soát. Bạn có thể tức giận chỉ vì mẹ quên không mua bánh cho bạn, bạn bè làm hỏng cây bút của bạn. Đến những chuyện lớn hơn như bị người yêu phản bội, bạn bè chơi xấu,…

Khi tức giận đạt đến cực hạn, không thể kiểm soát hay giảm bớt có thể dẫn đến nhiều tình trạng xấu. Nó sẽ dẫn đến căng thẳng cho trí óc bạn và khiến bạn có nhiều hành động bộc phát. Bạn cần hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách để hài hòa cảm xúc của mình.

Vậy cần làm gì để kiểm soát cơn tức giận?

Tuy rằng tức giận có thể liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe như căng thẳng, tim mạch. Nhưng nó cũng giúp con người được giải tỏa năng lượng xấu ra bên ngoài. Cũng như phát triển toàn diện hơn về mọi mặt của cảm xúc tinh thần. Dưới đây là 6 bước giúp bạn có thể kiểm soát cơn nóng giận của mình:

Bước 1: Hít thở một hơi thật sâu

Khi cơn tức giận ập đến, con người thường dễ nóng nảy hơn ở thời điểm đó. Khi đó cảm xúc sẽ trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ có xu hướng muốn chiến đấu cho sự nóng giận của mình. Nhịp tim của bạn cũng theo đó tăng lên và thở gấp hơn.

Bước đầu tiên đó chính là điều hòa nhịp thở của bạn. Hãy hít một hơi thật sâu và thở ra, điều đó giúp giảm bớt ngọn lửa đang bùng cháy trong bạn. Khi bạn tập trung vào hơi thở, các cảm giác điên cuồng vì tức giận cũng sẽ từ từ hạ nhiệt xuống. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút và tránh những hành động tiêu cực xảy ra lúc đó.

Bước 2: Cảm nhận cơn tức giận từ sâu bên trong

Cơn tức giận thường đi liền với các triệu chứng của cả tinh thần lẫn cơ thể. Bạn có thể cảm thấy thở gấp, cơ thể trở nên nóng ran, mặt đỏ bừng bừng, hai mắt đỏ ngầu. Bạn cũng có thể cảm thấy cảm xúc đang trở nên lẫn lộn, tức giận xen lẫn với khó chịu. Và mỗi người lại có những biểu hiện khi tức giận khác nhau.

Hãy từ từ cảm nhận từng giác quan, từng chi tiết thay đổi trên cơ thể bạn. Hãy hướng cảm xúc tiêu cực từ từ vào bên trong để điều hòa nó. Việc cảm nhận này giúp bạn có thêm chút thời gian để bình tĩnh hơn cũng như thông báo cho cơ thể biết rằng tôi không hề chối bỏ hay phủ nhận sự tức giận. Ngược lại, tôi chấp nhận cảm giác nóng giận và giải thoát chúng.

Kiểm soát cơn giận

Bước 3: Thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực hơn

Bước tiếp theo đó là thay đổi cách bạn suy nghĩ về con người, sự kiện hoặc tình huống đang xảy ra. Có nghĩa là bạn hãy điều hướng sự tập trung của mình sang một vấn đề khác để cảm thấy dễ chịu hơn. Vì khi chúng ta tức giận một điều gì đó, chúng ta thường rất tập trung vào điều làm ta cáu giận.

Như bạn cứ mải chăm chú vào việc mẹ quên mua quà, cây bút bị hỏng hay làm một việc gì đó không thành, bạn sẽ càng khiến cơn thịnh nộ ập tới. Thay vào đó, hãy chuyển sự chú ý sang những góc nhìn tốt đẹp khác. Bạn cảm thấy mẹ về là vui rồi. Hay cây bút hỏng rồi không sao cả. Lúc này chưa thành công thì khi khác mình sẽ thành công. Bằng cách thay đổi tầm nhận thức này, bạn sẽ cảm thấy nguôi ngoai phần nào vì không còn để ý đến cơn nóng giận kia nữa.

Bước 4: Sử dụng các phương pháp thư giãn

Ngoài hít thở sâu, bạn cũng có thể tham khảo nhiều phương pháp thư giãn khác nhau. Nó sẽ giúp cảm xúc được bình ổn hơn và không cảm thấy bị bức xúc. 

  • Thiền: Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng vì nó đơn giản và dễ thực hiện. Bạn có thể thực hiện thiền tại thời điểm bạn cảm thấy không vui. Hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại và buông xả những suy nghĩ trong tâm trí mình. Khi trạng thái bên ngoài bạn yên tĩnh, tâm trạng bên trong cũng sẽ được lắng xuống. Bạn có thể sẽ vẫn suy nghĩ về những thứ khiến bạn không vui. Nhưng ít ra bạn đã có thể làm chủ được cảm xúc của chính mình.
  • Chánh niệm: Đây là phương thức giúp bạn sống trọn vẹn hơn trong từng khoảnh khắc. Ngay cả khi tức giận, bạn hãy để tâm hồn mình được đối mặt với điều đó, cho phép bản thân được tức giận. Miễn là vẫn trong tầm kiểm soát của lý trí. Sau đó, hãy để tinh thần được thả lỏng. Để tâm và thân đồng nhất cùng hướng tới những điều tích cực hơn. Nó sẽ giúp cho bạn dễ dàng nguôi ngoai đi sự giận dữ.
  • Tạo không gian riêng: Khi bạn là người nóng tính hay bạn cảm thấy hai phương pháp trên không có tác dụng. Bạn có thể đi ra một chỗ khác nơi mà không còn nhìn thấy những điều khiến bạn cáu gắt. Bạn có thể đi ra ngoài tản bộ, đi lên sân thượng ngắm mát. Việc tạo không gian cho bạn thời gian để suy nghĩ về lý do tại sao bạn tức giận. Cũng như khi ở một mình, việc bạn bộc phát những hành động không hay cũng sẽ không ai biết. Tuy nhiên, hãy hạn chế những hành động đó vì chúng không tốt cho cơ thể bạn.

Bước 5: Hiểu được tại sao bạn lại tức giận

Muốn giải quyết điều gì thì cần làm rõ từ gốc rễ của vấn đề. Bạn tức giận vì hỏng xe, thì nguyên nhân là do chiếc xe hỏng hay là do bạn muốn chiếc xe nghe lời mình nhưng nó không thể làm như thế? Bạn tức giận vì không đạt điểm như mong đợi, thì nguyên nhân có lẽ là vì bạn quá mong muốn điểm số phải theo ý mình. Mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Bạn không thể tự nhiên trở nên tức giận và khó chịu với mọi người xung quanh.

Một số nguyên nhân phổ biển có thể dẫn đến sự tức giận như:

  • Xung đột nội tâm
  • Vấn đề tâm lý
  • Mong cầu quá nhiều
  • Không chấp nhận được hiện tại
  • Muốn kiểm soát mọi thứ
  • Phán xét, chê bai, tự hạ thấp bản thân…

Hãy dành thời gian xác định lý do cho sự tức giận của bạn. Chỉ có như vậy mới khiến bạn cảm thấy an ủi được phần nào cho tâm trạng. Bạn sẽ không còn cảm thấy bực bội vì không hiểu tại sao mình lại bị như vậy.

Tuy nhiên, đôi khi sự tức giận cũng có thể xuất phát từ những triệu chứng tâm lý khác nhau. Nhiều người có trạng thái tức giận vô cớ, không kiểm soát vì mắc một số căn bệnh tâm lý:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Hãy tìm hiểu nguyên nhân và nếu chúng bắt nguồn từ những triệu chứng trên, bạn hãy tìm phương pháp để điều trị nhé.

Bước 6: Giải quyết sự tức giận của bạn

Sau khi đã tìm ra nguyên do, bước cuối cùng đó chính là giải quyết những nguyên nhân gây nên sự tức giận đó. Nếu cơn tức giận với những mối quan hệ xung quanh xuất phát từ việc bạn mong cầu quá nhiều và muốn kiểm soát họ, thì bạn nên học cách sống thuận theo tự nhiên. Hay nếu bạn tức giận vì những khó khăn tài chính, thì cơn giận này có lẽ bắt nguồn từ việc bạn không thể chấp nhận được thực tại tạm thời chưa thành công của mình. Bạn nên học cách chấp nhận vị trí hiện tại của mình. Chỉ có như thế bạn mới có đủ sự bình tĩnh để tiếp tục làm việc và tích lũy tiền bạc.

Mặt khác, nếu cơn tức giận xuất phát từ những vấn đề tâm lý được nêu ở mục trên, bạn có thể tham khảo các phương pháp trị liệu từ bác sĩ hoặc tư vấn từ các chuyên gia. Những vấn đề tâm lý thường khá phức tạp nên bạn sẽ gặp khó khăn nếu giải quyết một mình.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách chia sẻ với người thân, chia sẻ với cộng đồng hoặc đến các trung tâm điều trị tâm lý. Đừng để sự tức giận làm chủ cảm xúc của bạn. Càng không nên đối mặt với chúng một cách tiêu cực hóa.

Kết

Tức giận đôi khi chỉ là cảm xúc nhất thời khiến ta cảm thấy tiêu cực. Hãy thực hiện 6 bước trên để cải thiện cảm xúc cũng như kiểm soát được cơn tức giận của mình nhé. Đừng để bản thân bị chìm đắm vào năng lượng xấu mà quên mất việc yêu thương bản thân mình nhé. 

Đăng ký Healing 1-1

Tâm sự, chia sẻ, và nhận những giải đáp để hỗ trợ bình yên trong tâm hồn, chữa lành những tổn thương và sống cho giây phút hiện tại.

Đăng ký ngay