khuvuonmolly@gmail.com
/
Địa chỉ :
Số điện thoại liên hệ:

Cách loại bỏ chủ nghĩa hoàn hảo

Author Avatar

Mie

author

Cách loại bỏ chủ nghĩa hoàn hảo

1. Học cách “dẹp bỏ” sự cầu toàn

Dẹp bỏ tính cầu toàn đồng nghĩa với việc bạn phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề bạn gặp trong cuộc sống. Thành công là điều tuyệt vời nhưng sự chưa thành công hay thất bại cũng là một thành phần của cuộc sống. Không phải vấn đề nào ta cũng có thể giải quyết được ổn thỏa. Không phải kết quả nào cũng như mình mong cầu.

Hãy buông bỏ suy nghĩ mình phải đạt được kết quả như mong đợi, vấn đề phải được giải quyết như mình mong muốn. Thay vào đó, hãy cho phép bản thân được thất bại, được chưa thành công, được phát triển và rèn luyện. Hãy để bản thân được thất bại và “tận hưởng” nó như một món quà cuộc sống. Không nên quá cưỡng cầu kết quả phải như ý.

Đừng làm mọi việc hoàn hảo, hãy làm mọi việc tốt hơn mỗi ngày. Có như vậy, khi bạn té ngã, khi bạn chưa thành công, bạn sẽ cảm thấy bớt đau hơn. Bạn sẽ thấy mình cũng đã làm hết sức, mọi thứ cũng không quá tệ. Lần sau mình sẽ làm lại tốt hơn.

Dẹp bỏ chủ nghĩa hoàn hảo

2. Thấu cảm và bao dung với mọi người

Bạn nhận ra rằng, bạn không thể ép buộc người khác phải suy nghĩ hoặc hành động theo ý mình. Bạn cũng không thể bắt ai đó đạt được những kỳ vọng mình đưa ra. Cho dù có là con cái, bạn bè hay là bạn đời của bạn. Vì mỗi người đều có cách nhìn và lối sống khác nhau.

Khi họ mắc sai lầm, bạn không nên tạt thẳng gáo nước lạnh vào mặt họ. Hay buông lời chỉ trích chê bai rằng “đáng lẽ bạn phải làm tốt hơn chứ”,”sao bạn không nghe lời góp ý của tôi”… Cho dù bạn thật sự có ý tốt cũng sẽ khiến đối phương cảm thấy bị tổn thương nặng nề.

Thay vào đó, học cách thấu hiểu đối phương nhiều hơn. Hãy động viên và an ủi mỗi khi họ thất bại, góp ý chân tình cởi mở chứ không áp đặt quan điểm cá nhân. Thấu hiểu rằng họ cũng giống như chúng ta, cũng sẽ có những lúc làm việc không tốt hoặc bị điểm kém. Điều đó không chứng minh rằng họ ngu ngốc hay kém cỏi. Chỉ là họ chưa đạt được kết quả tốt mà thôi. Khi bạn học cách bao dung với mọi người, bạn sẽ bớt mong cầu từ họ. Bạn sẽ thôi kỳ vọng họ phải hoàn hảo.

3. Phá bỏ mọi rào cản tiêu cực

Như có nói ở phần trước, trong số 3 kiểu chủ nghĩa hoàn hảo có 1 kiểu là chủ nghĩa hoàn hảo định hướng xã hội. Đây có lẽ là kiểu cầu toàn khó để đối phó nhất. Vì thực tế điều này xuất phát từ cách bạn hiểu và tuân theo những quy tắc của xã hội. Điều đó không phải là sai. Nhưng nếu coi trọng nó một cách thái quá, bạn sẽ cảm thấy ngạt thở.

Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi nhận thức của mình. Nếu như những suy nghĩ đó đã ghim vào tâm trí bạn từ thời ấu thơ thì việc này không hề dễ dàng. Bạn hãy học cách thay đổi lối tư duy của mình dần dần mỗi ngày. Thay đổi từ những điều nhỏ bé. Con gái cũng có thể mặc váy ngắn, cũng có thể đi chơi như bạn bè. Hay con gái cũng cần có sự nghiệp riêng chứ không phải chỉ ở nhà nội trợ. Con trai không nhất thiết phải quá thành công, cũng không cần phải quá mạnh mẽ.

phá bỏ rào cản tiêu cực

Thay đổi tư duy dần dần

Lặp đi lặp lại những lối tư duy mới sẽ giúp bạn dần tiếp nhận nó và thử nghiệm. Nếu bạn là con gái bạn có thể bắt đầu thử nghiệm bằng một chiếc váy dài. Cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với chiếc váy dài, bạn có thể thử chiếc váy ngắn hơn. Hoặc bạn có thể bắt đầu làm một việc đơn giản, kiếm được một ít tiền. Sau đó mới tăng quy mô công việc lên dần. Sự thử nghiệm và trải nghiệm từ từ sẽ giúp bạn thay đổi hoàn toàn được lỗi suy nghĩ cũ.

Nếu bạn là một chàng trai, khi một mình bạn có thể thử thể hiện nỗi sợ của mình. Khi gặp một vài người bạn bè thân thiết, cũng hãy thử nghiệm điều đó. Dần dần bạn có thể thể hiện nỗi sợ trong đám đông mà không còn lo lắng sẽ bị phán xét.

Bởi vì chúng ta đều có quyền được tự do, hạnh phúc theo cách chúng ta muốn. Đừng bó buộc suy nghĩ của mình bởi những rào cản vô hình xã hội đặt ra. Hãy xem nó như một bản lề chứ không phải luật cấm. Chỉ có cách thay đổi tư duy của chính bạn, bạn mới có thể thoát khỏi cái xích vô hình ấy.

4. Hạ thấp tiêu chuẩn do “cái tôi” đặt ra

Việc đặt ra những lý tưởng về sự hoàn hảo sẽ khiến bạn càng thêm mệt mỏi và kiệt sức. Bạn nên đặt ra tiêu chuẩn phù hợp với năng lực của mình. Và cũng không nên quá kì vọng vào điều đó. Tiêu chuẩn chỉ là một cột mốc bạn đặt ra để cố gắng hoàn thành. Chứ không phải bắt buộc phải đạt được. Kể cả không đạt được kết quả như mong đợi, bạn cũng hãy cảm thấy xứng đáng và tự hào. Vì mình đã cố gắng hết sức rồi.

Việc đặt mục tiêu thích hợp, và tăng dần mục tiêu theo thời gian giúp bạn không quá mong cầu sự hoàn mĩ về mọi thứ. Và có như vậy bạn mới không còn cảm thấy áp lực cho cái mốc thành công bạn đặt ra quá cao. Mọi ước mơ lớn lao đều cần có những kế hoạch từng bước. Việc mong ước nhảy một phát lên mây, phải có được tất cả ngay, là phi thực tế. Bạn sẽ không còn thất vọng hay là tuyệt vọng bởi chính những suy nghĩ viển vông của mình nữa, nếu bạn thực tế hơn.

cách loại bỏ chủ nghĩ hoàn hảo

5. Hoàn hảo cho điều không trọn vẹn

Giải pháp cuối cùng cho việc vượt qua chủ nghĩa hoàn hảo không phải là loại bỏ nó mà là định nghĩa lại cách hiểu của bạn về sự “hoàn hảo”.  Hoàn hảo không nhất thiết phải là một kết quả, mà có thể là một quá trình. Hoàn hảo có thể là hành vi cải thiện, chứ không phải là việc luôn cố gắng làm đúng.

Hoàn hảo là cả một quá trình loại bỏ những điều chưa tốt và cải thiện chúng. Bao gồm cả chỉ trích, phẫn nộ, chê bai… và chấp nhận chúng. Học cách phấn đấu cho những điều tốt đẹp theo một chiều hướng tích cực hơn. Đây là một kiểu cầu toàn mới, và nó không hoàn hảo. Hoặc có thể coi là mặt hữu ích của chủ nghĩa hoàn hảo.

>> Chủ nghĩa hoàn hảo có thật sự khiến bạn “hoàn hảo”?

Đăng ký Healing 1-1

Tâm sự, chia sẻ, và nhận những giải đáp để hỗ trợ bình yên trong tâm hồn, chữa lành những tổn thương và sống cho giây phút hiện tại.

Đăng ký ngay