khuvuonmolly@gmail.com
/
Địa chỉ :
Số điện thoại liên hệ:

Lắng nghe suy nghĩ của bản thân có thể thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào?

Author Avatar

CB1501

author

Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại. Nhịp sống cứ thế tất bật, hối hả, vội vàng, chúng cuốn chúng ta theo để bắt kịp với thế giới. Nhịp di chuyển ngày càng nhanh, chúng đẩy chúng ta về phía trước. Nỗi lo sợ bị tụt lại khiến chúng ta dường như khó có thể có đủ thời gian để cảm nhận được những cảm xúc của bản thân. Từ đó, thói quen lắng nghe suy nghĩ của chính mình thường bị bỏ qua. Hậu quả là chúng ta dễ bị rơi vào tình trạng trầm mặc, lạc lõng vì chính chúng ta cũng không biết mình sẽ đi về đâu.

Tệ hơn nữa là đôi khi bạn còn cảm thấy mất phương hướng và rơi vào trầm cảm. Vậy làm thế nào để bạn có thể thay đổi điều đó? Câu trả lời là, hãy dừng lại, dù chỉ một chút, để thực sự lắng nghe suy nghĩ của chính mình.

Ở bài chia sẻ này, chúng tôi mời bạn bắt đầu cuộc hành trình khám phá sức mạnh nội tại sâu sắc của hành động đơn giản nhưng có tác dụng vô cùng lớn đối với cuộc sống của mỗi con người – lắng nghe suy nghĩ của chính bạn.

lắng nghe suy nghĩ của bản thân

Lắng nghe suy nghĩ của chính mình cần có phương pháp

Kỹ thuật lắng nghe này không phức tạp. Đó chỉ đơn giản là sự khéo léo kích hoạt bản năng sẵn có ở mỗi con người. Ở đó, chúng ta có thể kết nối với chính con người thật của chính mình. Làm thế nào để bạn thừa nhận, hiểu và biến những suy nghĩ của bạn trở thành đồng minh lớn nhất của bạn. Từ đó giúp bạn vượt qua những thử thách trong cuộc sống và phát huy hết tiềm năng tiềm ẩn trong bạn?

Chỉ bằng những phương pháp đơn giản nhất được chia sẻ sau đây, bạn sẽ có thể định hình lại cuộc sống của bạn, thay đổi theo những cách mà bạn chưa từng tưởng tượng được.

I. Suy nghĩ của bạn không phải kẻ thù của bạn

Trong tâm trí của chúng ta, suy nghĩ có nhiều hình thái khác nhau. 

Một số suy nghĩ tích cực, tươi đẹp như những ngày trời nắng, trong xanh. Chúng mang đến cho ta niềm tin và hy vọng. Tuy nhiên, cũng giống như bầu trời có những ngày mây bao phủ, tâm trí chúng ta cũng có lúc chứa đầy những suy nghĩ tiêu cực, mang màu bóng tối. Chúng khiến ta lo lắng, quan ngại, bất an, căng thẳng, sợ hãi và cả nghi ngờ.

Sẽ không có gì bất bình thường nếu như bạn cảm thấy những suy nghĩ tiêu cực như kẻ thù của mình. Bạn muốn tránh xa chúng, đánh bại chúng. Thực tế, phần lớn mọi người đều cảm thấy như vậy. Hầu như chúng ta đều muốn chối bỏ những mặt tối của chính mình. Nhưng bạn biết không, kể cả là những suy nghĩ tiêu cực nhất, chúng cũng là một phần trong bạn. Chúng không phải kẻ thù của bạn. Những suy nghĩ ấy giúp bạn nhận ra những bất an, thiếu thốn bên trong mình. Và chúng cũng giúp bạn nhìn thấy được những vấn đề chưa được giải quyết, những thứ tồn đọng trong cuộc sống của bạn. 

Hơn thế nữa, việc lắng nghe những suy nghĩ của mình sẽ giúp bạn thấu hiểu được chính mình. Thừa nhận những suy nghĩ của mình có sẽ giúp bạn hiểu được bản chất vấn đề mình đang gặp phải. Từ đó, bạn có thể tìm ra giải pháp hữu hiệu, đặc trị cho những rắc rối của mình.

suy nghĩ không phải là kẻ thù của bạn

Suy nghĩ của bạn là bảng điều hướng bóng tối

Thay vì loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, hãy coi chúng như những biển chỉ dẫn cho chính mình. Những suy nghĩ ấy sẽ dẫn lối bạn ra khỏi mê cung  của cuộc đời mình. Và đưa bạn trở lại với tâm hồn thuần khiết của mình. Nếu bình tĩnh xem xét, bạn sẽ thấy, chính những suy nghĩ như vậy sẽ cho bạn biết khía cạnh nào trong cuộc sống của bạn cần bạn quan tâm và chữa lành.

Nếu bạn phớt lờ, bỏ qua và không thừa nhận những mặt tối của mình, chúng sẽ chỉ tạm thời biến mất. Tệ hơn, qua thời gian, chúng phát triển ngầm và sẽ trỗi dậy càng mạnh mẽ hơn. Do đó, hãy lắng nghe và tiếp nhận những suy nghĩ của mình, không phán xét đúng sai. Hãy chỉ dừng lại ở việc thừa nhận chúng. Từ đó bạn có thể hiểu được bóng tối của mình và tìm ra được giải pháp hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của chúng tới bạn. Đồng thời bạn có thể tự chữa lành cho chính mình.

Suy nghĩ của bạn giúp bạn tìm đến điểm cân bằng

Suy nghĩ của bạn cũng có lúc tiêu cực và tích cực. Vấn đề ở đây là bạn có thể hài hòa chúng và tìm được điểm cân bằng hay không?

Những suy nghĩ tiêu cực, đôi khi, là một phép thử giúp bạn có thêm động lực để nhìn nhận lại bản thân, sốc lại tinh thần, giữ vững lập trường và thực hiện những sự thay đổi cần thiết. Chúng cũng là một lời nhắc nhở với bất cứ ai rằng chúng ta. Chúng ta, đều là con người và chúng ta có những phần chưa hoàn hảo. Từ đó, bạn cũng sẽ đồng cảm, thông cảm hơn với bản thân và những người xung quanh.

Suy nghĩ của bạn là con đường để phát triển

Chúng ta ở trạng thái phát triển nhất khi chúng ta dám đối mặt và vượt qua khó khăn, thử thách. Những thử thách này bao gồm cả việc chấp nhận và đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí chính chúng ta. 

Những suy nghĩ mang màu bóng tối này đóng vai trò như chất xúc tác giúp bạn hoàn thiện bản thân, thúc đẩy bạn tìm giải pháp và dành thời gian lắng nghe chính mình. Đối mặt trực tiếp với chính mình ở khía cạnh này giúp bạn phát triển và trưởng thành hơn.

suy nghĩ của bạn là con đường để bạn phát triển

Suy nghĩ của bạn mang đến sức mạnh của việc chấp nhận bản thân

Suy nghĩ của bạn không phải kẻ thù của bạn mà đó là cách để bạn hiểu và chấp nhận bản thân mình. Thừa nhận bạn có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là đen tối không khiến bạn trở thành người xấu, nó biến bạn thành con người. 

Trong mỗi chúng ta đều có phần “con” và phần “người”. Việc bạn có những ý nghĩ của phần “con” cũng là một điều tự nhiên! Khi bạn chấp nhận, lắng nghe chính mình ở cả những phần tối nhất, bạn không bị chúng điều khiển, hay thao túng. Ngược lại, bạn nắm thế chủ động, bạn nắm giữ quyền kiểm soát. Nhờ đó mà giảm bớt tác động của chúng tới bạn. Hành trình chữa lành và phát triển bản thân của bạn cũng thuận lợi hơn.

II. Lắng nghe suy nghĩ của bản thân sẽ giúp bạn phát triển nhanh hơn

1. Tạo ra những thay đổi tích cực

Nhận thức tốt hơn

Lắng nghe suy nghĩ của chính mình giúp bạn nhận thức rõ mình là ai, mình có thể làm gì và mình có thể tiến xa đến đâu. Bạn hiểu rõ hơn điều gì làm bạn sợ hãi, điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì. Từ việc nhận thức được bản thân mình, bạn có nền tảng vững chắc để tạo kế hoạch phát triển bản thân mình.

Phát hiện dấu hiệu của sự tiêu cực tốt hơn

Lắng nghe suy nghĩ của bạn còn có thể hỗ trợ bạn phát hiện ra những dấu hiệu của sự tiêu cực. Bạn dễ dàng nhận biết được khi nào mình đang rơi vào vòng xoáy những suy nghĩ tiêu cực. Bạn nhận thức được mình đang chỉ trích và nghi ngờ khả năng của bản thân. Chỉ khi nhận biết được những khuôn mẫu, hình thái của sự tiêu cực, bạn mới biết được mình nên làm gì để cân bằng lại cuộc sống.

Điều chỉnh hành động hướng tới mục tiêu

Khi có thể lắng nghe và hiểu những suy nghĩ của bản thân, bạn có thể điều chỉnh được hành động sao cho chúng có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Khi bạn biết được mình đang lưỡng lự vì điều gì, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Khi bạn biết mình đang phiền muộn bởi điều gì, bạn sẽ tự động biết cách loại bỏ phiền muộn ấy. Khi bạn biết mình mong muốn thứ gì, bạn sẽ tự có kế hoạch hợp lý để đạt được. Bạn hiểu rõ mình nên có thể dễ dàng điều chỉnh và thay đổi những gì cần thiết để đạt mục tiêu.

điều chỉnh hành động hướng tới mục tiêu

Điều chỉnh cảm xúc

Lắng nghe suy nghĩ của chính bạn còn có thể hỗ trợ bạn điều chỉnh, xử lý cảm xúc. Khi chú ý tới những suy nghĩ đó, bạn sẽ dần nắm được nguyên nhân tạo nên các suy nghĩ, cảm xúc đó. 

Bất cứ khi nào bạn buồn bã, những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, hãy đặt tên những cảm xúc đó. Ví dụ khi bạn buồn, một loạt suy nghĩ không tích cực xuất hiện, hãy đặt tên chúng như: “Đây là suy nghĩ, cảm xúc khi mình đang buồn”. Suy nghĩ này hình thành do mình buồn. Sau đó hãy tạo thói quen lắng nghe kỹ hơn, tìm ra lý do đằng sau cảm giác này. 

Bất cứ khi nào những suy nghĩ này xuất hiện, đừng bác bỏ hay đánh giá chúng. Hãy tử tế với chúng. Tiếp nhận, thấu hiểu và vỗ về những suy nghĩ ấy. Chỉ như thế cảm xúc của bạn mới có thể nguôi ngoai đi.

2. Đạt được những thành quả vượt trội

Lắng nghe suy nghĩ của chính mình là yếu tố then chốt để đạt được kết quả vượt trội. Khi bạn chú ý đến suy nghĩ của mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về động cơ và mong muốn thực sự của mình. Sự hiểu biết này cho phép bạn đặt ra các mục tiêu rõ ràng để có thể đạt được nguyện vọng của mình. Bạn có thể hình dung chúng giống như có một chiếc la bàn dẫn đường bạn đến ước mơ, giúp bạn đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Khi lắng nghe những suy nghĩ của mình một cách chú tâm hơn, bạn sẽ mổ xẻ được những khó khăn, thử thách mà bạn có thể phải đương đầu. Độ dễ, khó và tỷ lệ thành công ra sao. Từ đó, bạn có thể gạch đầu dòng được chính xác những bước đi cần có để đạt được mục tiêu. Càng cụ thể, càng chi tiết thì lộ trình đến thành công của bạn càng thực tế.

đạt được những thành quả vượt vội

3. Có sự chuẩn bị tốt

Hơn thế nữa, việc hiểu bản thân sẽ giúp bạn biết được những khó khăn, trở ngại mà bạn có thể sẽ đối mặt. Từ đó bạn có được những sự chuẩn bị tốt nhất. Bạn sẽ phát hiện ra những giới hạn niềm tin của bản thân. Sau đó xử lý chúng, chọn lựa và thay thế chúng bằng những suy nghĩ và niềm tin mang lại sức mạnh. Sự thay đổi trong tư duy này cho bạn một chân trời mới để phát triển.

Khi bạn luôn lắng nghe suy nghĩ của chính mình, bạn sẽ có những hành động rõ ràng hơn và có mục tiêu hơn. Bạn chủ động lựa chọn những gì cần làm để đạt mục tiêu. Bạn chịu trách nhiệm cho từng hành động của mình. Và đó là lúc bạn bắt đầu nhận thấy những nỗ lực của mình mang lại cho bạn thành quả vượt trội.

III. Lắng nghe suy nghĩ của mình là tử tế với chính mình

Lắng nghe suy nghĩ là một hành động thể hiện bạn yêu thương bản thân mình. Bạn quan tâm đến bản thân mình. Bạn quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và mọi thứ thuộc về mình. Sức khỏe tinh thần vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta sống an lạc và hồn nhiên.

Khi bạn tham gia vào cuộc đối thoại nội tâm của mình, hãy luôn nhớ đối xử tốt với chính mình. Đừng tự phán xét hoặc chỉ trích những suy nghĩ của mình, bất kể chúng có vẻ tiêu cực đến mức nào. Hãy đối xử với bản thân bằng sự đồng cảm giống như cách bạn dành sự yêu thương, cảm thông cho một người khác. Coi những suy nghĩ của bạn bình đẳng như một cá thể.

Bạn lắng nghe, tiếp nhận và tìm hiểu những suy nghĩ của mình một cách đầy trân trọng và yêu thương. Với phương pháp tiếp cận nhẹ nhàng dưới đây, bạn sẽ có thể tạo ra một không gian an toàn để khám phá bản thân và làm chính mình hạnh phúc.

IV. Làm thế nào để lắng nghe suy nghĩ của bản thân

1. Tạo khoảng thời gian riêng tư lắng nghe bản thân mỗi ngày

Dành một vài phút mỗi ngày để tạo thời gian riêng tư cho bản thân. Bạn chỉ cần tìm một khoảnh khắc yên tĩnh trong ngày, để bình tâm và lắng nghe bản thân. Lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Đó là cơ hội để kết nối với thế giới nội tâm. Sự kết nối này giúp bạn hiểu rõ hơn những suy nghĩ, cảm xúc cũng như mong muốn của mình.

tạo khoảng thời gian riêng tư để lắng nghe suy nghĩ của mình

2. Ý thức những suy nghĩ của mình

Đừng để những suy nghĩ xuất hiện một cách vô thức và cũng vô thức trôi qua trong tâm trí mình. Hãy ý thức những suy nghĩ của mình. Khi suy nghĩ xuất hiện, bạn biết có một suy nghĩ xuất hiện. Khi suy nghĩ tốt xuất hiện, bạn biết có một ý nghĩ tốt đang đến. Khi suy nghĩ xấu xuất hiện, bạn biết có một suy nghĩ xấu đang hiện ra trong tâm trí mình. Khi suy nghĩ đang ở cùng bạn, bạn biết nó đang ở đây, cùng với bạn. Khi suy nghĩ biến mất bạn biết nó đã biến mất.

Một cách tỉnh táo, bạn ý thức những gì đang diễn ra trong tâm trí mình. Bạn nhận biết những suy nghĩ đang có trong tâm trí mình. Chỉ như thế chúng mới không có khả năng điều khiển bạn. Chỉ như thế bạn mới biết mình đang suy nghĩ gì.

3. Chấp nhận những suy nghĩ cùa mình

Khi bạn đã ý thức được những suy nghĩ của mình. Đừng chống đối hay cố gắng phủ nhận những suy nghĩ ấy. Hãy để chúng đến, ở lại và đi theo ý chúng muốn, nhưng dưới sự dám sát của bạn. Hãy để những suy nghĩ chỉ là những suy nghĩ, không hơn không kém. Những ý nghĩ không biểu lộ điều gì về bạn, không chứng tỏ bạn là người như thế nào. Chúng cũng không có quyền kiểm soát bạn. Càng không thể trở thành kẻ thù của bạn.

Chỉ khi bạn chấp nhận những suy nghĩ của mình bạn mới có cơ hội hiểu được chúng. Vì sao chúng xuất hiện, chúng có ý nghĩa gì với bạn hay không. Chúng có mang lại ý tưởng nào cho bạn hay không. Nếu bạn muốn thay đổi lối suy nghĩ của mình, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm ra cách.

4. Khám phá nguồn gốc của những suy nghĩ

Khi bạn đã chấp nhận được những suy nghĩ của mình, hãy đặt câu hỏi: “Vì sao mình có những suy nghĩ đó?”. Những suy nghĩ đó của bạn có liên quan đến những trải nghiệm hay sự kiện cụ thể nào không? Chúng có liên quan đến tuổi thơ, hay quá trình trưởng thành của bạn không? Ai dã truyền đạt lối tư duy ấy cho bạn?

Quá trình tự nhận thức này sẽ biến bạn trở thành thám tử của chính tâm trí bạn. Nó có thể sẽ không suôn sẻ ngay ngày một ngày hai. Bạn có thể mất kha khá thời gian để tìm hiểu. Hãy kiên nhẫn, quá trình này chắc chắn sẽ mang lại kết quả vô cùng xứng đáng.

tìm kiếm nguồn gốc của những suy nghĩ

Tìm về nơi hình thành lối suy nghĩ hiện tại

Bạn sẽ bắt đầu có thể khám phá ra nguyên nhân sâu xa của những suy nghĩ của mình. Nhờ đó bạn có được những hiểu biết sâu sắc về thế giới nội tâm của mình. Ví dụ, bạn có thể phát hiện ra rằng cảm giác lo lắng khi để con cái chơi một mình bắt nguồn từ những trải nghiệm thời thơ ấu. Khi mà bạn đi lạc khỏi anh chị của mình ở công viên. Bạn đã rất lo sợ và khóc rất nhiều. Và cho đến hiện tại bạn vẫn mang cảm giác này theo cùng. Bạn lo sợ con mình sẽ bị lạc nên không dám để con tự do vui chơi. Bạn dán mắt vào con mình 24/7.

Việc truy tìm nguồn gốc của những suy nghĩ mà bạn có là quá trình bạn đào sâu vào tâm lý của mình. Nó giống như việc khai quật những kho báu ẩn giấu trong ý thức của bạn. Những hiểu biết sâu sắc này không chỉ giúp bạn hiểu bản thân hơn mà còn cung cấp nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân. Khi tiếp tục thực hành điều này, bạn sẽ thấy rằng khả năng lắng nghe suy nghĩ của mình ngày càng trở nên tốt hơn, rõ ràng hơn. Bạn có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Tuyệt vời nhất là bạn không bị lặp lại vòng xoáy của những tiêu cực không có hồi kết.

5. Tạo thói quen viết nhật ký

Tâm trí bạn giống như một dòng sông không ngừng chảy ra những suy nghĩ, cảm xúc, và cả những khoảnh khắc, kỉ niệm, trải nghiệm. Những suy nghĩ này luôn trôi thoáng qua trong tâm trí bạn. Nếu không được ghi lại, chúng có thể tan biến theo dòng nước. Sau cùng thứ ở lại với bạn chỉ là những ký ức mơ hồ về chúng.

Bạn thật sự sẽ khó có thể nắm quyền kiểm soát những suy nghĩ của mình nếu bạn không nắm bắt được chúng. Việc ghi chép sẽ hỗ trợ bạn nắm bắt những suy nghĩ của mình. Ghi nhật ký hàng ngày có thể hỗ trợ bạn tạo thói quen cho việc thực hành lắng nghe suy nghĩ của mình.

Viết ra những suy nghĩ, cảm xúc và suy ngẫm của bạn giúp cho quá trình lắng nghe suy nghĩ dễ dàng hơn. Bởi vì bạn có thể nhìn, đọc chúng một cách sự rõ ràng mà không bỏ qua chi tiết nào. Nó cũng đóng vai trò như một bản ghi hữu hình về hành trình khám phá bản thân của bạn. Theo thời gian, bạn sẽ phát hiện thấy những khuôn mẫu và thay đổi trong suy nghĩ của mình.

Xem thêm: Viết nhật ký để chữa lành là gì? Vì sao nên viết nhật ký để chữa lành?

tạo thói quen viết nhật ký để lắng nghe suy nghĩ của mình

6. Nhận tư vấn từ chuyên gia tâm lý sức khỏe tinh thần

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc quản lý suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình một cách độc lập. Việc liên hệ với chuyên gia tâm lý có thể hỗ trợ bạn đạt được hiệu quả nhanh hơn.

Các nhà tâm lý học được đào tạo để giúp các cá nhân điều hướng thế giới nội tâm của họ. Họ có đủ kiến thức, phương pháp và công cụ, cũng như các chiến lược để giúp bạn nắm bắt những suy nghĩ của mình và điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả.

Kết

Lắng nghe suy nghĩ của chính mình không chỉ đơn thuần là một bài tập rèn luyện khả năng tự nhận thức. Đó là chìa khóa để mở ra một hành trình biến đổi hướng tới một cuộc sống phong phú hơn, trọn vẹn hơn. Trong những khoảnh khắc yên tĩnh khi lắng nghe tiếng nói bên trong tâm trí mình, bạn có thể khám phá ra nguồn gốc, mong muốn thực sự, khát vọng và cả những xúc cảm có sức mạnh thay đổi chúng ta ở hiện tại theo hướng tích cực hơn.

Thông qua phương pháp thực hành này, mỗi chúng ta đều có thể nhận ra và thách thức những giới hạn bản thân. Chúng ta truy tìm nguồn gốc suy nghĩ của mình. Sau đó điều chỉnh hành động của mình theo những khát vọng sâu sắc nhất. Không những chúng có thể mở đường cho bạn hướng tới sự phát triển cá nhân, mà chúng còn hỗ trợ bạn chữa lành, phục hồi những cảm xúc đau thương, mất mát. Nhờ đó mà tâm trí bạn còn trở nên bình thản, thanh bình hơn.

Lắng nghe suy nghĩ của mình là yêu mình và yêu người

Hơn nữa, hành động lắng nghe suy nghĩ của chúng ta là cửa ngõ dẫn đến những kết nối sâu sắc với người khác. Khi chúng ta trở nên hòa hợp hơn với những “hoạt động” bên trong của chính mình, chúng ta phát triển khả năng đồng cảm lớn hơn. Nhờ đó, chúng ta cũng có thể liên kết, kết nối ở mức độ sâu hơn với những người xung quanh.

Cuối cùng, hiệu quả lớn nhất của việc lắng nghe suy nghĩ của chính mình đó là một hành động thể hiện bạn yêu thương bản thân mình. Bạn trao quyền cho bản thân. Hành động này thể hiện bạn cho phép chính mình đưa ra những lựa chọn có ý thức. Bạn lựa chọn thoát khỏi xiềng xích của những điều kiện trong quá khứ. Và bạn tạo ra một cuộc sống phù hợp với con người đích thực của mình.

#thấu_hiểu_bản_thân

Đăng ký Healing 1-1

Tâm sự, chia sẻ, và nhận những giải đáp để hỗ trợ bình yên trong tâm hồn, chữa lành những tổn thương và sống cho giây phút hiện tại.

Đăng ký ngay