khuvuonmolly@gmail.com
/
Địa chỉ :
Số điện thoại liên hệ:

Nhạy cảm có phải là một cái tội?

Author Avatar

Mie

author

Nhạy cảm – một khía cạnh đa diện trong tâm hồn con người. Có thể mang đến cảm xúc tích cực như đồng cảm và hiểu biết sâu xa. Nhưng mặt khác lại tiềm ẩn nguy cơ dễ bị tổn thương và xung đột. Trong cuộc hòa mình của tiếng cười và nước mắt, nhạy cảm thường được coi là một thứ cảm xúc tiêu cực. Nó luôn mang đến những phiền toái hay lo âu cho con người. Vậy nhạy cảm có phải là cái tội không? Hay chỉ là một phương diện cảm xúc chưa được công nhận.

nhạy cảm có phải là một cái tội

Nhạy cảm là gì?

Nhạy cảm là một dạng nhận thức của con người. Nó mô tả khả năng cảm nhận về các tình huống và sự thay đổi trong môi trường xung quanh. Người nhạy cảm thường có khả năng phát hiện và cảm nhận sự biến đổi trong cảm xúc của người khác. Đồng thời họ cũng phát hiện được sự thay đổi của tình huống, sự vật và sự việc. Thậm chí những sự thay đổi đó có thể nhỏ đến mức người khác khó có thể cảm nhận được.

Những người có tính cách này thường luôn tự hỏi bản thân liệu rằng nhạy cảm có phải là một thiếu sót của bản thân mình không? Chúng có hại đến những người xung quanh không? Tại sao mình luôn nhạy cảm trong mọi vấn đề của chính mình? Tuy nhiên, chúng ta đều biết mọi vấn đề đều có hai mặt. Nhạy cảm có xấu hay không còn tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận của mỗi người.

Góc độ tích cực

Trong một xã hội với sự chú trọng vào cái “bề ngoài”, nhạy cảm thường bị hiểu lầm và bị đánh giá không công bằng. Nhiều khi, nó bị coi là một dấu hiệu của sự yếu đuối, một “cái tật” mà chúng ta cần phải “khắc phục”. Nhưng nếu lật ngược lại vấn đề để nhìn nhận thì sao? Khả năng đồng cảm mạnh mẽ của người nhạy cảm có thể tạo nên sự đồng điệu và sự kết nối trong xã hội. Khi họ thấu hiểu cảm xúc của người khác, họ tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở và tôn trọng. Nhạy cảm có thể khơi nguồn cho sự thấu hiểu đa chiều và sự nhân ái. Nó giúp xây dựng mối quan hệ chân thành và gắn kết.

Nhạy cả khơi mào cho sự thấu hiểu đa chiều và sự nhân ái

Tính cách này thể hiện sự tập trung vào chi tiết và khả năng quan sát sâu sắc. Điều này có thể dẫn đến việc nhìn thấy những khía cạnh mà người khác có thể bỏ qua. Người nhạy cảm thường là những người sáng tạo và có cái nhìn hơi khác lạ về thế giới. Chính vì có cái nhìn khác hầu hết người bình thường nên họ có sự hiểu sâu hơn, đa chiều hơn cho cùng một vấn đề đời sống nào đó. Sự thấu hiểu sâu xa bản chất sẽ giúp con người học hỏi, trau dồi thêm được những điều mới mẻ. Đôi khi là tìm được niềm vui mới trong tâm thức của mình.

Góc độ không tích cực

Và tất nhiên có mặt tích cực hẳn là sẽ có mặt không tích cực. Nếu như không biết cách kiểm soát và sử dụng hiệu quả thì nhạy cảm sẽ trở thành một điểm yếu chí mạng của con người. Điều này không quá khó hiểu khi họ luôn để tâm tới những vấn đề nhỏ nhặt quá nhiều. Lâu dần dẫn đến tinh thần dễ bị kích động hay căng thẳng. Nguy cơ bị áp đặt cảm xúc từ môi trường xung quanh cũng sẽ khiến con người luôn trong trạng thái lo lắng hay bất an.

Hãy thử tưởng tượng cảm xúc của bạn luôn bị phụ thuộc vào những yếu tố tác động bên ngoài. Kể cả những thứ rất nhỏ bé cũng có thể làm cho tâm trí của bạn không yên. Tâm không yên thì lòng sẽ không vững. Người không vững tin sẽ khó để đạt được kết quả tốt đẹp.

Nhạy cảm còn có thể trở thành một rào cản về mặt cảm xúc. Nó khiến con người không hết mình trong mối quan hệ nào đó. Khi yêu đương, nhạy cảm sẽ trở thành một con dao hai lưỡi sắc bén. Con dao này rất dễ gây ra tổn thương tâm lý cho đối phương. Những cảm xúc tiêu cực sẽ luôn xâm chiếm lấy tâm trí chúng ta. Chúng khiến các mối quan hệ dần trở nên rạn nứt và xa cách. Lâu dần, đó là mũi giáo vô hình tách biệt bạn ra khỏi một tập thể hay tổ chức dẫn đến việc bị cô lập một mình. Cảm xúc là thứ khó ai có thể thay đổi được. Nhưng để cảm xúc làm chủ lý trí thì ắt hẳn là điều không nên.

đừng để sự nhạy cảm phá hủy mối quan hệ của bạn

Từ hai góc nhìn trên thì nhạy cảm có phải là cái tội hay không?

Giới hạn về việc đánh giá 

Thực tế vẫn còn nhiều quan điểm đa chiều về vấn đề này. Không nên vội vàng kết luận một dạng tính cách là tốt hay không tốt. Trên mọi phương diện, ta nên hiểu rõ rằng cảm xúc luôn đóng vai trò quan trọng. Nhưng nó không phải tất cả. Nếu nhìn nhận một vấn đề nào đó nên suy xét đến cả mặt lợi và mặt hại. Nhạy cảm cũng như vậy. Nó không phải là điều gì đó quá tích cực hay tiêu cực mà chỉ đơn giản là một khía cạnh cảm xúc cần được tôn trọng và lắng nghe. Hãy cân bằng và học cách sử dụng tính nhạy cảm một cách hiệu quả.

Dù bạn có phải người nhạy cảm hay là không, bạn có suy nghĩ quá nhiều hay quá ít thì bạn vẫn luôn hoàn hảo theo cách riêng của chính mình. Đừng cố trốn chạy, chối bỏ hay mặc cảm với tính cách của mình. Thay vào đó, hãy tập chấp nhận rằng mọi cảm xúc đều đáng quý. Vui, buồn, khóc, cười, thất vọng, chán nản… đều cần được tôn trọng và cảm thông. Hãy tìm kiếm sự cân bằng trong cảm xúc của mình để sống một cuộc đời hạnh phúc nhất!

>> Cách vượt qua sự nhạy cảm

Đăng ký Healing 1-1

Tâm sự, chia sẻ, và nhận những giải đáp để hỗ trợ bình yên trong tâm hồn, chữa lành những tổn thương và sống cho giây phút hiện tại.

Đăng ký ngay