khuvuonmolly@gmail.com
/
Địa chỉ :
Số điện thoại liên hệ:

TRẦM CẢM VÀ RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC CÓ GÌ KHÁC NHAU?

Author Avatar

Thảo Nguyên

author

Trầm cảm và rối loạn lưỡng cực đều là những căn bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Hai căn bệnh này tưởng chừng giống nhau nhưng lại tồn tại những dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Việc xác định rõ tên gọi của bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết bên dưới sẽ giải đáp chi tiết về hai căn bệnh nêu trên.

Định nghĩa và biểu hiện của trầm cảm

Trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm (tên tiếng anh là Depression) là chứng rối loạn tâm lý. Hiện tượng này sẽ gây ra cảm giác mất mát, buồn bã khi mắc phải. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến nhiều yếu tố của con người. Ví dụ như tác động tiêu cực đến suy nghĩ, hành động hay cảm xúc của bạn. Do đó, trầm cảm khiến cho người mắc bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ bị mất động lực để sống. Chính vì thế tạo ra nhiều kết cục rất bi thảm, như tự sát.

trầm cảm là gì

Trầm cảm ngày càng phổ biến và trẻ hoá. Theo một thống kê gần đây, có đến 80% dân số trên thế giới có khả năng bị trầm cảm vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời (1). Đặc biệt, ở Việt Nam số người tự tử hàng năm lên đến con số 40,000 người. Con số này cao gấp nhiều lần so với số người tử nạn do tai nạn giao thông (2).

Trầm cảm có thể xảy đến cho bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. 

Biểu hiện của trầm cảm

Việc nhận diện sớm biểu hiện của bệnh trầm cảm đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị. Khi được can thiệp sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn. Sau đây là những biểu hiện dễ nhận diện của căn bệnh này:

– Cơ thể bị suy nhược. Người mắc bệnh dễ rơi vào trạng thái đau khổ, chán nản, thất vọng không rõ lý do

– Dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và hoảng hốt. Ví dụ nếu bạn căng thẳng kéo dài, không thể giải tỏa cũng sẽ dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, người mắc bệnh rất khó kiểm soát cảm xúc của mình. 

– Giấc ngủ bị rối loạn. Người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ li bì kéo dài.

– Người bệnh bị chán ăn, sụt cân hoặc tăng cân do thèm ăn vô tội vạ.

– Thường xuyên có ý nghĩ về cái chết hoặc việc tự tử.

– Cảm thấy bản thân của mình quá kém cỏi hoặc tự nhận bản thân quá vô dụng.

Định nghĩa và biểu hiện của rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là gì

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực được hiểu là sự thay đổi tâm trạng ở mức cực độ. Căn bệnh này còn được biết đến với cái tên bệnh lưỡng cực hay hưng – trầm cảm.  Điều đặc biệt là triệu chứng của bệnh này bao gồm cả giai đoạn hưng cảm và trầm cảm.

Những người mắc phải bệnh này sẽ rất khó khăn để duy trì các mối quan hệ hoặc công việc hàng ngày. Bệnh này hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể. Chỉ có những lựa chọn để kiểm soát các triệu chứng của bệnh ở mức tối đa. Theo thống kê, ở Mỹ hiện nay có khoảng sáu triệu người mắc phải bệnh lưỡng cực (3).

Biểu hiện của rối loạn lưỡng cực

Căn cứ vào dấu hiệu cảm xúc

Khi một người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực, họ sẽ rơi vào trạng thái hưng cảm. Có nghĩa là, họ sẽ phấn khích một cách quá độ. Bệnh nhân luôn thấy tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, họ cũng có thể rơi vào trạng thái ở thái cực ngược lại, đó là trầm cảm. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau khổ, chán nản, kiệt quệ tinh thần lẫn thể chất.

Căn cứ vào dấu hiệu hành vi

Đối với trạng thái hưng cảm: bệnh nhân ăn uống nhiều hơn, khó tập trung, có xu hướng hoạt động nhiều để tiêu hao năng lượng. Họ có thể nhìn thấy ảo giác, nghe giọng nói lạ. Thường nảy ra nhiều ý tưởng và hành động điên rồ; ảo tưởng về khả năng của bản thân.

Đối với trạng thái trầm cảm: bệnh nhân ăn uống ít đi, lười vận động, cảm thấy uể oải. Tự cô lập bản thân, tách biệt với cộng đồng và xã hội, tránh giao tiếp với người khác. Họ có thể trở nên thụ động, mất đi niềm vui trong các hoạt động mà trước đây họ thích, và có thể có ý định tự tử.

Phân biệt trầm cảm và rối loạn lưỡng cực

phân biệt trầm cảm và rối loạn lưỡng cực

Việc phân biệt trầm cảm và rối loạn lưỡng cực giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Trầm cảm và rối loạn lưỡng cực đều là những căn bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, hai căn bệnh này lại khác nhau về biểu hiện cụ thể, kết quả bệnh và phương pháp điều trị.

Sau khi tìm hiểu định nghĩa của bệnh, có thể thấy rằng trạng thái của rối loạn lưỡng cực bao gồm luôn cả trầm cảm. Nếu trầm cảm chỉ biểu hiện qua sự thất vọng, buồn bã, mất động lực sống. Thì bệnh lưỡng cực còn tồn tại dưới trạng thái hưng phấn, vui vẻ và lạc quan quá độ.

Chính vì thế, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực rất khó nhận ra bệnh. Bệnh lưỡng cực sẽ có 03 giai đoạn khác nhau, cụ thể: giai đoạn trầm cảm nặng, giai đoạn hưng cảm – hưng phấn, giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là nhóm bệnh lý nặng nề. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của bệnh lưỡng cực cao hơn bệnh trầm cảm. Chính vì thế việc nhận diện và phát hiện sớm sẽ mang lại kết quả điều trị kịp thời.

Đôi khi, việc phân biệt giữa trầm cảm và rối loạn lưỡng cực có thể khó khăn do các triệu chứng trùng hợp hoặc biểu hiện không rõ ràng. Trong những trường hợp này, việc tham khảo một chuyên gia y tế tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm là quan trọng để có được đánh giá chính xác và đưa ra quyết định điều trị thích hợp.

Đăng ký Healing 1-1

Tâm sự, chia sẻ, và nhận những giải đáp để hỗ trợ bình yên trong tâm hồn, chữa lành những tổn thương và sống cho giây phút hiện tại.

Đăng ký ngay